Được coi là một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất trên thế giới, tiếng Nhật cũng được cho là một trong những ngôn ngữ khó dịch nhất. Với hai bảng chữ cái cùng với những ngữ pháp phức tạp và không liên quan đến bất kỳ ngôn ngữ nào khác, tiếng Nhật đòi hỏi sự tập trung đến từng chi tiết để dịch được chính xác. Dưới đây là tám thách thức hàng đầu mà người dịch phải đối mặt khi làm việc với ngôn ngữ này.
Những khó khăn khi dịch ngôn ngữ Nhật Bản.
1. Kanji có cách viết phức tạp
Một trong những phong cách viết chính của Nhật Bản là Kanji, bao gồm các ký tự phức tạp mô tả các ý nghĩa khác nhau. Thay vì dựa vào các từ và cụm từ để thể hiện ý nghĩa, Kanji dựa vào các nét và vị trí khác nhau cho để thể hiện ý nghĩa. Có hơn 2.000 ký tự được sử dụng trong Kanji, với vài nghìn ký tự khác đôi khi cũng được sử dụng. Với nhiều đặc tính như vậy, chữ Kanji đòi hỏi dịch giả là người bản ngữ tham gia vào quá trình dịch thuật để cho ra bản dịch chính xác nhất.
+ Note: Những Kiến Thức Bạn Cần Có Khi Kinh Doanh Tại Nhật Bản
2. Văn hóa Nhật Bản là một thách thức
Khi bắt tay vào bất kỳ bản dịch nào, người dịch cần chú ý đến văn hóa của đất nước đó và đảm bảo rằng bản dịch là chính xác và từ ngữ sử dụng phù hợp với bối cảnh đặt ra. Điều này đặc biệt đúng với tiếng Nhật vì để dịch tiếng Nhật Bản, người dịch phải chia câu thành các phần nhỏ hơn để thể hiện sắc thái văn hóa mà văn bản thể hiện theo cách nghe tự nhiên nhất. Ví dụ, hệ thống ngữ pháp tiếng Nhật được chia thành 2 sắc thái cơ bản đó là thông thường và lịch sự, vì vậy người dịch cần nắm bắt chính xác sắc thái của văn bản để dịch chính xác hơn.
+ Note: Điều Bạn Chưa Từng Biết Về Văn Hóa Nhật
3. Bản dịch không đúng nguyên văn
Vô số từ và cụm từ được sử dụng trong văn bản tiếng Nhật không có từ tương ứng trong tiếng Anh khiến việc dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh trở nên khó khăn. Thách thức lớn nhất chính là làm cách nào để dịch sang tiếng Anh trong khi vẫn giữ được ý nghĩa của tiếng Nhật. Như vậy, dịch các khái niệm trừu tượng trong tiếng Nhật có thể đặt ra những thách thức cho người dịch.
Hãy điểm lại những lỗi sai đã xảy ra khi Taco Bell tạo ra trang web Nhật Bản. Taco Bell đã lơ là đối với thị trường Nhật Bản khi dịch “Khoai tây lắc phô mai” của Nhật Bản đã bị dịch nhầm thành “khoai tây chất lượng kém”, trong khi đó “Crunchwrap Supreme-beef” thành “Supreme Court Beef” (Supreme Court: Tòa án Tối cao). Ngoài ra, khẩu hiệu: “Chúng tôi không có gì để che giấu”, còn bị dịch không cẩn thận biến thành: “Chúng tôi đã mang gì đó đến đây để giấu nó”.
4. Không có sự phân biệt giữa danh từ số nhiều và danh từ số ít trong tiếng Nhật
Bởi vì danh từ tiếng Nhật không phân biệt giữa dạng số ít và số nhiều, người dịch phải dựa vào ngữ cảnh của các từ để dịch. Tuy nhiên, thường không có cách nào để chắc chắn liệu danh từ này là số ít hay số nhiều, điều này làm cho việc dịch sang tiếng Anh trở nên khó khăn hơn nhiều. Ngoài ra, vì không có danh từ số nhiều rõ ràng, cách đếm thường xuyên thay đổi, ngay cả khi sử dụng đại từ và tính từ.
+ Note: Lý Do Ngành Trò Chơi Nhật Bản Ảnh Hưởng Đến Thế Giới
5. Đại từ trong tiếng Nhật thường không rõ ràng
Trong tiếng Anh, việc chọn đại từ đúng là rất đơn giản, nhưng đối với tiếng Nhật thì không đơn giản như vậy. Vì một số cách diễn đạt không chỉ ra rõ ràng giới tính của nhân vật tham gia, nên rất khó xác định nên dùng đại từ nào phù hợp với giới tính của nhân vật trong văn bản. Ví dụ, nếu một người trong cuốn tiểu thuyết được nhắc đến một cách chung chung, người đó có thể là nữ hoặc nam, và sẽ rất khó để tìm ra câu chuyện đang muốn miêu tả giới tính nào.
6. Vị trí của chủ ngữ và động từ trong câu là khác nhau
Khi làm việc với tiếng Nhật, có nhiều quy tắc hoặc sắc thái ngữ pháp có vẻ ít trực quan hơn so với các ngôn ngữ khác; đó là vị trí của các chủ ngữ và động từ trong tiếng Nhật không giống so với tiếng Anh. Trong tiếng Anh, chủ ngữ và động từ thường được đưa ra ở đầu câu, trong khi đó, trong tiếng Nhật, động từ được đặt ở cuối câu. Hơn nữa, trong tiếng Nhật, các chủ đề cần được hiểu, thay vì được nêu ra rõ ràng, có nghĩa là người đọc phải dựa trên sự hiểu biết của mình để tiếp cận chủ đề tương thích với bối cảnh trong câu.
+ Note: So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Tiếng Trung Và Tiếng Nhật
7. Các thì sử dụng trong tiếng Nhật phức tạp
Trong tiếng Nhật, có hai thì: thì quá khứ và không quá khứ (hiện tại – tương lai). Để mô tả hiện tại hoặc tương lai, người ta sẽ sử dụng thì không quá khứ. Điều này có thể gây nhầm lẫn khi dịch sang tiếng Anh bởi tiếng Anh được chia làm 3 thì rõ ràng: quá khứ, hiện tại và tương lai.
8. Đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn của người dịch
Bởi có rất nhiều thách thức trong một bản dịch sang tiếng Nhật nên kiến thức chuyên môn của người dịch là yếu tố làm nên sự thành công của bản dịch. Nếu người dịch không thành thạo tiếng Nhật, họ sẽ không thể hiểu mục đích chính xác của văn bản cần dịch từ đó khiến việc dịch văn bản không sát nghĩa và gây hoang mang cho khách hàng.
Thế vận hội Mùa hè 2020 sắp tới được tổ chức tại Tokyo chính là thời cơ cho các công ty đánh dấu tên tuổi của mình ở thị trường Nhật bản. Để đạt được mục tiêu này, các bản hợp đồng hay các bản dịch giới thiệu về công ty là vô cùng cần thiết. Ở Idichthuat, chúng tôi có thể giúp bạn tiếp cận thị trường Nhật Bản với dịch vụ dịch tài liệu tiếng Nhật chính xác nhất. Tham khảo thêm dịch vụ dịch thuật game online chất lượng, giá rẻ
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và báo giá dịch vụ nhanh nhất.
✔️ Tham khảo thêm các thông tin liên quan: | 👉 Dịch Thuật Tiếng Thụy Điển Uy Tín, Giá Rẻ, Chuyên Nghiệp |
👉 Dịch Thuật Điện Tử Chuyên Nghiệp Nhất | |
👉 Dịch Thuật Tài Liệu Thủy Hải Sản Nhanh Chóng | |
Nguyễn Trung Khang – Người thông ngôn phiên dịch tài năng, đam mê dịch thuật
Nguyễn Trung Khang là một người thông ngôn phiên dịch tài năng, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật, ngôn ngữ học. Anh tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Ngôn ngữ học năm 2015.
Sau khi ra trường, anh Khang đã tham gia khóa đào tạo thông ngôn phiên dịch chuyên nghiệp tại Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã đạt được chứng chỉ thông ngôn phiên dịch cấp độ cao, đồng thời được cấp bằng thạc sĩ ngôn ngữ học.