6 lời khuyên hữu ích nhất cho phiên dịch viên
Phiên dịch được coi là một sự chuyển giao thông tin giữa một người nói hoặc một bút ký từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và nó đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua rào cản ngôn ngữ trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay.
Với số lượng ngày càng tăng của thương mại đa ngôn ngữ, phiên dịch ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình này.Có nhiều tình huống khác nhau trong đó phiên dịch có thể giúp giao tiếp giao văn hóa, từ phòng xét xử đến các hội nghị, hay phiên dịch cho cảnh sát thẩm vấn.
Xem thêm bài viết: 05 Lời Khuyên Hữu Ích Khi Dịch Tài Liệu
Phiên dịch thường được chia thành 3 loại: Dịch song song, dịch đuổi và phiên dịch qua điện thoại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa từng loại hình phiên dịch, và lựa chọn phiên dịch như thế nào, những kì vọng khi quá trình phiên dịch bắt đầu và cách làm cho mọi tứ trở nên dễ dàng hơn với bạn và cả phiên dịch viên của bạn.
Dưới đây là 6 lời khuyên cần thiết mà IDICHTHUAT tổng hợp lại cho việc phiên dịch viên.
Thu thập thông tin
Trước khi bắt đầu một phiên dịch bạn nên cố gắng gom tất cả các thông tin về việc đó. Làm như vậy sẽ giúp bạn làm rõ các yêu cầu và giải thích ngắn gọn cho các phiên dịch viên. Một tổ chức cung cấp các dịch vụ phiên dịch tốt sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đều được để ý tới.
Chọn lựa chất lượng
Đừng cố gắng thuê một người bạn có thể nói hai thứ tiếng hoặc mới tốt nghiệp ngoại ngữ vì họ sẽ không có đủ kinh nghiệm cần thiết.Để trở thành một phiên dịch viên giỏi thì cần nhiều phẩm khác ngoài việc biết nhiều ngôn ngữ. Bạn sẽ cần một chuyên gia giao tiếp và có thể xử lý môi trường áp lực cao với tốc độ và độ chính xác.Thuê một chuyên gia có kinh nghiệm là điều nên làm.
Có những lựa chọn đúng đắn
Cố gắng nghiên cứu kỹ lưỡng bất kỳ nhà cung cấp nào của dịch vụ phiên dịch trước khi đồng ý đặt dịch vụ. Lý tưởng nhất là bạn sẽ muốn làm việc với các chuyên gia với một hồ sơ theo dõi đã được chứng minh về các dự án phiên dịch thành công với kiến thức chuyên sâu về ngành nghề liên quan. Họ cũng cần thông thạo cả hai ngôn ngữ. Một nhà cung cấp có kinh nghiệm trong dịch vụ phiên dịch sẽ đưa ra những nguồn phiên dịch viên thích hợp nhất cho bạn. Nếu có nghi ngờ hãy tham khảo và kiểm tra bằng cấp của họ.
Biết các phong cách phiên dịch
Nhìn chung, hiện nay có ba loại phiên dịch chính.
- Dịch song song có nghĩa là sẽ có một phiên dịch liên tục đồng thời những gì bạn nói.
- Dịch đuổi sẽ chia nhỏ những gì bạn nói thành các phân đoạn, sau đó sẽ dịch.
- Phiên dịch từ xa được thiết lập trong những thông báo ngắn và phù hợp cho các cuộc thảo luận ngắn của các nhà cung cấp hoặc khách hàng nước ngoài.
Mỗi cá nhân phiên dịch sẽ có một phong cách ưa thích. Biết trước điều này thực sự có thể giúp bạn lên kế hoạch cho bài thuyết trình.
Xem thêm bài viết: Người Biết Tiếng Anh Có Làm Được Dịch Giả Chuyên Nghiệp
Lập trước kế hoạch
Thời gian bạn lên kế hoạch trước càng lâu, mọi thứ sẽ càng trở nên trơn tru hơn.Bên cạnh biết những gì bạn sẽ nói, thì còn gì bằng nếu có thể suy nghĩ về ngữ điệu và khoảng thời gian nói. Hãy nhớ rằng khi sử dụng một phiên dịch viên đặc biệt là người dịch đuổi, bài thuyết trình của bạn sẽ chiếm nhiều thời gian hơn. Khi lập kế hoạch phát biểu cố gắng tính đến điều này và để lại thời gian phiên dịch hoặc ghi chép chỉnh sửa nội dung nếu bạn có một giới hạn thời gian cụ thể.
Rõ ràng và chính xác
Làm cho bài phát biểu của bạn dễ hiểu sẽ giúp ích cho phiên dịch viên và tăng thêm lượng khán giả. Hãy cố gắng và sử dụng những câu ngắn, những câu đơn giản tránh những thành ngữ và những từ có thể dễ dàng bị hiểu sai. Bạn cũng nên tránh viết tắt, ngôn ngữ đặc trưng trong các ngành công nghiệp và những lời nói đùa vì điều này cực kỳ khó diễn giải. Hãy luôn luôn hướng đến người nghe. Đặt câu hỏi trực tiếp cho họ. Nhắc đến chủ thể rõ ràng thay vì nói “cái này” “cái kia” cũng là một cách hay.
Với 6 lời khuyên trên IDICHTHUAT hi vọng sẽ đem lại cho những bạn trẻ mới bước vào nghề “phiên dịch” có được những kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm nhiều hơn.
Xem nhiều hơn các bài viết khác ở Kinh Nghiệm Tự Học Dịch Thuật Khác ngoài bài viết chia sẻ tổng hợp 6 lời khuyên dành cho phiên dịch viên:
- Thuật Ngữ Dịch Thuật Pháp Lý Anh – Việt (P10 – Vần T – U – V – W – Y)
- Thuật Ngữ Dịch Thuật Pháp Lý Anh – Việt (P9 – Vần Q – R – S)
- Thuật Ngữ Dịch Thuật Pháp Lý Anh – Việt (P8 – Vần P)
Nguyễn Trung Khang – Người thông ngôn phiên dịch tài năng, đam mê dịch thuật
Nguyễn Trung Khang là một người thông ngôn phiên dịch tài năng, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật, ngôn ngữ học. Anh tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Ngôn ngữ học năm 2015.
Sau khi ra trường, anh Khang đã tham gia khóa đào tạo thông ngôn phiên dịch chuyên nghiệp tại Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã đạt được chứng chỉ thông ngôn phiên dịch cấp độ cao, đồng thời được cấp bằng thạc sĩ ngôn ngữ học.