Mạng Internet đã và đang toàn cầu hóa nền kinh tế cũng như thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Dĩ nhiên, quá trình dịch thuật cũng đã có những bước chuyển mình trong thời gian qua.
Mặc dù vậy, một số công ty vẫn duy trì hoạt động dựa trên những mô hình đã lỗi thời, lạc hậu và kém hiệu quả. Chỉ khi thông qua một quá trình hiện đại tương đương với các tiêu chuẩn vận hành công nghiệp hiện thời thì họ mới có thể thực sự nhận ra lợi ích của dịch vụ dịch thuật.
Thường thì vai trò của công nghệ trong dịch thuật ít thấy xuất hiện hoặc được tận dụng rất mờ nhạt, dẫn đến làm hạn chế hiệu quả của tiến trình dịch thuật. Vì thế mà tạo ra những lỗ hổng trong toàn bộ công việc.
Còn ở chiều ngược lại, một phương pháp dịch thuật tích hợp, có nền tảng công nghệ sẽ mở đường cho bạn tiếp cận một thị trường mới dễ dàng và giảm thiểu những gánh nặng cho nhân viên. Đạt được điều này là nhờ vào việc căn chỉnh nhu cầu đối với nội dung trong các ngôn ngữ khác nhau và những mục tiêu kinh doanh.
Cập Nhật Phương Pháp Dịch Truyền Thống Để Đáp Ứng Nhu Cầu Hiện Đại
Các nhà quản trị doanh nghiệp thường quan niệm phân mảnh về quá trình bản địa hóa. Họ sử dụng các bộ phận riêng biệt như các hệ thống quản trị kinh doanh, hệ thống quản lý dịch thuật (TMS), dịch giả, nhân viên đánh giá thị trường tiềm năng, nhân viên quản lý chất lượng và cả một chuỗi các bên thứ ba để cùng xây dựng nội dung. Yêu cầu một quản lý dự án phải điều khiển được tất cả những phần tử cấu thành di động này theo hướng cho phép phát hành nhanh chóng các nội dung mới.
Phương pháp phức tạp trên hợp lý đối với tình hình của 30 năm trước. Lúc đó, chúng ta không có công nghệ cần thiết cho phép các tổ nhóm khác nhau thuận tiện cộng tác trong một không gian tập trung. Chúng ta buộc phải cung cấp nội dung cho các đội nhóm khác và làm việc với vô số nguồn cung ứng để hoàn chỉnh các bản dịch đạt hiệu quả ở thị trường mới. Lúc đó chưa có mạng Internet để hỗ trợ chúng ta tiếp xúc được với các dịch giả hay cùng nhau cộng tác trên thời gian thực.
Nhưng đến ngày nay thì những chướng ngại trên đã không còn nữa. Bằng một nền tảng quản lý quá trình bản địa hóa, thì chúng ta có thể lướt nhanh qua các giai đoạn và kết nối được nhanh hơn. Để ví dụ thì hãy xem công tác tuyển dụng một dịch giả đã được đơn giản hóa tới mức nào. Hồi những năm 80, bạn sẽ phải cần một quản lý dự án biết các dịch giả cũng như nơi để đến thuê họ làm việc. Còn bây giờ, chỉ cần có một nền tảng để xác định dịch giả cho ngôn ngữ đích và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ để tìm ra người thích hợp nhất cho dự án của bạn. Thông qua việc sử dụng dữ liệu để điều hướng quá trình tuyển chọn dịch giả, những người quản trị sẽ gia tăng khả năng tìm được dịch giả ưng ý nhất và thúc đẩy nhanh quá trình tuyển dụng.
Quá trình phối hợp công tác cũng có sự chuyển biến. Trên nền tảng đám mây, những ghi chú dịch thuật và thuật ngữ doanh nghiệp luôn được cập nhật. Người ta sẽ phân công các đoạn nội dung và chúng sẽ được xử lý theo thời gian thực, nhờ thế sẽ cho phép người quản lý nhanh chóng kiểm tra và xem xét tiến độ của dự án. Những người quản lý có thể trực tiếp liên lạc với các dịch giả mà không phải chờ vài ngày hoặc vài tuần, để chấn chỉnh các vấn đề và ngăn các chuyện lặt vặt trở nên nghiêm trọng hơn. Công nghệ thực sự đã xóa nhòa khoảng cách giữa những nhân viên trên toàn cầu cho dù họ đang ở đâu đi chăng nữa.
Nhờ những hiệu năng mới đó, những người quản lý dự án có thể chuyển từ phân tán sự chú ý của mình sang tập trung hoàn toàn vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý. Họ có thể vận hành dự án mà không phải giải quyết các công việc vặt như theo sát các bên cung ứng hay kiểm tra năng lực của dịch giả, những nhiệm vụ sẽ dẫn đến tình trạng đình trệ. Nhờ vậy, họ có thể tập trung vào kết quả toàn cảnh thay vì những việc bên lề.
Dĩ nhiên, cách duy nhất để hiện thực hóa được nguyên vẹn những lợi ích của các dịch vụ dịch thuật là phải sử dụng một giải pháp hiện đại xuyên suốt từ đầu tới cuối. Giải pháp đó bao gồm việc giao nộp dự án, đăng tải tài liệu, đánh giá kết quả, và tiến hành báo cáo đều phải được thực hiện ở cùng một địa điểm.
Nhưng đáng tiếc là phần lớn các nhà quản lý không biết tới sự tồn tại của một giải pháp như vậy. Họ đầu tư một hệ thống quản lý dịch thuật đơn giản và cộng tác với các đơn vị bên ngoài – thường là người không quen với hệ thống đó – rồi rốt cuộc phải đau đầu với vô vàn tác vụ quản trị. Giải pháp khả dụng tốt nhất là tích hợp các dịch vụ của đơn vị dịch thuật với công nghệ để bạn có thể tận dụng được hết lợi ích của một hệ thống toàn diện.
>>> Xem thêm: 7 Công Cụ Dịch Thuật Trực Tuyến Được Giới Dịch Thuật Khuyên Dùng
5 Lợi Ích Của Dịch Vụ Dịch Thuật Theo Mô Hình Hiện Đại
Không chỉ giới hạn về mặt nội dung, những ích lợi của các dịch vụ dịch thuật sử dụng nền tảng bản địa hóa hiện đại còn chạm tới mọi ngóc ngách của doanh nghiệp, từ doanh thu tới kế hoạch và kinh doanh. Dưới đây là 5 lợi ích chủ chốt của quá trình sử dụng một giải pháp dịch thuật xuyên suốt.
1. Tiết kiệm thời gian
Một công việc đơn giản như tuyển dụng và kiểm tra năng lực dịch giả cũng có thể kéo dài hàng tuần liền. Còn với một nền tảng hiện đại, đa số công việc đã được làm thay bạn. Các dịch giả đã ký hợp đồng làm việc và công ty đó sẽ dùng những dự án trước đó của họ như một thước đo năng lực cũng như để hiểu sâu hơn về kỹ năng của dịch giả. Khi khách hàng đăng lên một dự án, hệ thống sẽ sử dụng dữ liệu để tìm và chọn dịch giả thích hợp nhất cho công việc. Nhờ đó sẽ rút ngắn một bước từng kéo dài vài ngày sang chỉ còn trong tích tắc.
Khi được tự động hóa đúng mức, thì kể cả việc nhập các dự án cũng được đơn giản hóa. Một thay đổi trong cơ sở dữ liệu nguồn có thể kích hoạt các tác vụ trong mọi ngôn ngữ khác. Những tác vụ đó sẽ được tự động phân công và phát hành, nhằm đảm bảo rằng nội dung trên trang web luôn được cập nhật.
2. Minh bạch trong quy trình
Trong quá khứ, việc truy vết tất cả các tác vụ khác nhau và tổng hợp chúng vào cùng một nơi là một trong những trở ngại lớn nhất đối với người quản lý dự án. Thông qua một nền tảng xuyên suốt từ đầu tới cuối, giờ người quản lý đó có thể dễ dàng biết được tiến độ của mọi tác vụ theo kế hoạch. Họ còn được chủ động thông báo trước về những vấn đề phát sinh để có thể xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: 7 Điều Chú Ý Để Có Bài Dịch Thuật Tốt
3. Cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROI)
Tính năng truy xuất giá trị của các dự án chỉ khả dĩ trong nền tảng xuyên suốt. Quản lý dự án có thể xem các tác vụ và hạ chi phí xuống mức thấp nhất. Ví dụ, họ có thể kiểm tra xem họ đã đầu tư bao nhiêu vào các bản vá tay của sản phẩm bằng tiếng Tây Ban Nha và so sánh với mức độ tiếp nhận của nó. Sau đó, họ cũng có thể đưa những kết quả này đi so sánh với những ngôn ngữ khác. Quá trình này giúp người quản lý có thể đưa ra những quyết định dựa trên số liệu để xác định những điểm tốt nhất cần phân bổ nguồn quỹ dịch thuật và cắt giảm những chi phí không cần thiết.
4. Nâng cao chất lượng
Quá trình dịch thuật không chỉ cần đảm bảo từ ngữ chính xác mà còn phải giữ sự ổn định của thương hiệu. Tính năng sử dụng các bảng từ vựng và ghi chú dịch thuật cập nhật sẽ giúp bảo đảm tính thống nhất xuyên suốt mọi nội dung, bất kể ngôn ngữ. Những chương trình này luôn biến đổi và tích lũy dựa trên những thay đổi được bổ sung trong suốt quá trình dịch, đồng nghĩa với việc chất lượng sẽ được nâng lên qua từng dự án.
5. Bảo mật
Các lỗ hổng bảo mật là vấn đề rất nghiêm trọng của các hệ thống dịch thuật trong quá khứ. Có quá nhiều tệp tin liên tục được gửi tới các nơi nhận khác nhau, được in ra, và được lưu trữ ở các địa điểm riêng biệt, nên rất dễ mất dấu của tài liệu. Nhờ lưu trữ mọi nội dung trong một hệ thống duy nhất, nguy cơ bị lộ lọt sẽ được giảm thiểu tối đa. Những nền tảng được xây dựng chỉn chu còn tiến một bước xa hơn trong công tác bảo mật thông qua việc chỉ cho các cá nhân chủ chốt được tải nội dung về, nhờ đó sẽ không để các thông tin nhạy cảm lọt ra khỏi hệ thống.
Những bản cập nhật hiện đại đã gia tăng lợi ích của các dịch vụ dịch thuật trên nhiều phương diện quan trọng. Với việc cung cấp một nền tảng mang tính cộng tác cao hơn, những tác vụ sẽ có thể được hợp nhất trơn tru, từ đó nâng cao hiệu quả sinh lời và tiết kiệm thời gian. Thông qua quá trình thiết lập nền tảng cung cấp một giải pháp xuyên suốt, người quản lý đã đặt những bước chân đầu tiên trong công cuộc hiện đại hóa chương trình dịch thuật của mình.
Nguyễn Trung Khang – Người thông ngôn phiên dịch tài năng, đam mê dịch thuật
Nguyễn Trung Khang là một người thông ngôn phiên dịch tài năng, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật, ngôn ngữ học. Anh tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Ngôn ngữ học năm 2015.
Sau khi ra trường, anh Khang đã tham gia khóa đào tạo thông ngôn phiên dịch chuyên nghiệp tại Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã đạt được chứng chỉ thông ngôn phiên dịch cấp độ cao, đồng thời được cấp bằng thạc sĩ ngôn ngữ học.