Để trở thành một người dịch thuật tiếng anh chuyên nghiệp cần rất nhiều thời gian cũng như việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Thoạt tiên cứ nghĩ ngành dịch đơn giản bởi tất cả những gì bạn cần làm chỉ là chuyển nghĩa từ tiếng này sang tiếng khác. Tuy nhiên dịch thuật thế nào cho đúng, thế nào cho hay là một vấn đề không đơn giản chút nào. Đây là những kỹ năng cơ bản để có thể dịch thuật tốt ngôn ngữ tiếng anh.
NHỮNG THỨ KHÔNG THỂ THIẾU KHI DỊCH THUẬT TIẾNG ANH
Thứ nhất: Các cuốn sách và/hoặc CD cần trang bị:
1. Oxford advanced learner’s dictionary.
2. Oxford collocations dictionary
3. Bách khoa toàn thư Encarta, Britannica, Wikipedia.org…
4. Từ điển Lạc Việt (chỉ nên dùng như một công cụ để tham khảo và hỗ trợ cho Oxford advanced learner’s dictionary mà thôi).
+ Xem thêm tổng hợp các dịch vụ dịch thuật chuyên ngành
Thứ hai: Tác dụng của các tài liệu trên khi dịch thuật tiếng Anh:
1. Một sai lầm thường thấy khi các bạn viết và dịch thuật tiếng Anh là nó rất khó hiểu đối với người bản ngữ vì bạn dịch từ theo từ. Tuy nhiên, câu tiếng Việt đó của bạn cũng sai luôn về ngữ pháp. Do vậy hãy dùng cuốn từ điển này để tra mẫu câu và xem người Anh viết như thế nào để ta nói và viết chuẩn hơn. Mỗi ngôn ngữ khác nhau thì đều có cách diễn đạt khác nhau về một vấn đề. Nhiều khi nó xuất hiện nhiều idiom, nhiều cụm từ ghép. Vậy thì bạn không thể hiểu được nghĩa của chúng nếu không dùng từ điển nguyên gốc tiếng Anh.
2. Tại sao lại phải dùng Oxford Collocations Dictionary?
Một ví dụ cụ thể để minh họa. Dịch câu “công ty tôi có đủ năng lực để làm công việc này.” Câu trả lời là Our compay has proven ability to do this work. Tại sao lại cho từ proven vào trước ability? Trong khi đó, ở trong câu tiếng Việt không đả động gì đến từ Proven cả. Từ chính ở đây là abilitỵ. Kết hợp tra luôn từ điển Oxford Collocations được một loạt các tính từ trong tiếng Anh luôn đi kèm với ability. Như vậy là cách viết đó rất tiếng Anh.
+ Xem thêm: Bạn đang tìm công ty Chuyên dịch thuật tài liệu văn bản Anh – Việt – Trung – Nhật – Hàn chuyên ngành thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé
3. Hãy biến mình thành một đứa trẻ 3 tuổi. Vì sao?
Ví một đứa trẻ 3 tuổi thì thường hỏi mọi thứ mà nó không hiểu và yêu cầu người lớn giải đáp. Tuy nhiên kỹ năng này cứ bị thui chột theo thời gian vì người lớn đã vô tình vùi dập đi niềm đam mê học hỏi của đứa trẻ bằng các câu trả lời đại loại như: Hỏi làm gì? Có thế mà cũng phải hỏi à? …..
Bách khoa toàn thư chính là người thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Mỗi khái niệm mỗi thắc mắc của các bạn đều được ông thầy này giải đáp khá chi tiết. Ví dụ: Thỉnh thoảng bạn có nghe nói đến tăng trưởng GDP không bền vững. Vậy có khi nào bạn hỏi ngược lại rằng: vì sao lại tăng trưởng không bền vững không?
Để xác định được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn phải xác định mình cần tìm thông tin gì để trả lời cho câu hỏi đó. Ở đây rõ ràng bạn phải tìm hiểu GDP là cái gì và các yếu tố chi phối GDP. Hãy vào en.wikipedia.org đánh vào GDP. Bạn sẽ có câu trả lời. Xin lưu ý với các bạn là bản bách khoa toàn thư Encarta 2007 và Britannica 2007, mỗi loại có 5 đĩa. Còn Wikipedia là bách khoa toàn thư trực tuyến, miễn phí.
4. Tại sao chỉ nên dùng từ điển Lạc Việt hay các từ điển Anh-Việt khác để tham khảo?
Như các bạn đã biết, từ điển Lạc Việt hay bất cứ từ điển Anh-Việt nào khác đều dựa trên định nghĩa tiếng Anh của các từ trong Oxford để phiên ra một từ tương ứng trong tiếng Việt. Tuy nhiên nhiều khi việc dịch thuật không chính xác, dẫn đến các bạn dịch cũng không chính xác theo.
Ví dụ như từ Outsourcing: nghĩa là chuyển một phần hoặc toàn bộ công việc của một công ty sang một nước hay vùng khác có giá nhân công rẻ hơn nhằm tạo ra sức cạnh tranh. Báo chí của ta lại dịch là gia công. Nghĩa đó không bao trùm được ý của từ này.
Tại sao chúng ta dịch thuật tiếng Anh chưa hay?
Thứ nhất là do tiếng Việt của các bạn chưa tốt. Khi các bạn dịch một văn bản thuộc một lĩnh vực nào đó thì hãy cố gắng đọc lấy vài văn bản thuộc lĩnh vực tương đương bằng tiếng Việt để lấy từ vựng và đồng thời học luôn văn phong thể hiện của họ.
Thứ hai: Dịch thuật nhiều khi khá cứng nhắc. Có một số cụm từ cố định mà bạn nên học thuộc lòng luôn. Ví dụ như: Department of Commerce: Bộ thương mại Mỹ, Department of State: Bộ ngoại giao Mỹ Còn các bộ của Việt Nam thì lại dịch là Ministry Ví dụ: Ministry of Trade, Ministry of Foreign Affairs…
Trên đây là một số những kỹ năng cơ bản để những bạn có tham vọng bước theo nghề dịch thuật tiếng anh có được nền tảng vững chắc và thêm phần tự tin để tiến bước theo lựa chọn nghề nghiệp của mình. Với những công cụ này, chắc chắn bạn sẽ dịch thuật tiếng Anh được tự nhiên và thành công.
Ngôn ngữ sẽ hoàn toàn tự nhiên và chuẩn xác mà bạn không còn cần phải lo lắng bản dịch thuật của bạn có thể gây ảnh hưởng lớn đến những nơi có liên quan. Chúc bạn thành công với công việc mà bạn đã lựa chọn.
Xem thêm một số các bài viết về kinh nghiệm dịch thuật khác:
Những Lợi Ích Mà Dịch Vụ Dịch Thuật Mang Lại
Bí Quyết Xây Dựng Từ Vựng Bằng Tiếng Nước Ngoài Với Google Dịch
Nguyễn Trung Khang – Người thông ngôn phiên dịch tài năng, đam mê dịch thuật
Nguyễn Trung Khang là một người thông ngôn phiên dịch tài năng, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật, ngôn ngữ học. Anh tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Ngôn ngữ học năm 2015.
Sau khi ra trường, anh Khang đã tham gia khóa đào tạo thông ngôn phiên dịch chuyên nghiệp tại Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã đạt được chứng chỉ thông ngôn phiên dịch cấp độ cao, đồng thời được cấp bằng thạc sĩ ngôn ngữ học.